Đường huyết cao có nguy hiểm không? Đường huyết cao là dấu hiệu mắc bệnh tiểu đường.
Lượng đường trong máu cao mãn tính do rối loạn quá trình chuyển hóa glucose, từ đó kéo theo rối loạn chuyển hóa chất béo và chất đạm. Quá trình này diễn ra liên tục sẽ gây xơ vữa mạch máu lớn, làm chít hẹp các mạch máu nhỏ và gây hư hại toàn bộ hệ thống thần kinh của cơ thể.
Đây chính là tiền thân cho các biến chứng như:
- Tổn thương trên tim: Lượng đường trong máu cao có thể gây xơ vữa động mạch, đột quỵ, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim…
- Tổn thương trên thận: Đường huyết cao có thể khiến mạch máu trong thận bị thu hẹp, tắc nghẽn, suy giảm chức năng thận và viêm đường tiết niệu, yếu tố nguy cơ gây suy thận.
- Tổn thương hệ thần kinh: Lượng đường trong máu cao trong một khoảng thời gian dài có thể làm tổn thương các mạch máu cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho thần kinh và gây tê liệt.
- Tổn thương mắt: Đường huyết tăng cao có thể khiến hệ thống mao mạch ở mắt tổn thương.
Ngoài ra, đường huyết cao còn gây các bệnh nhiễm trùng trên nhiều bộ phận trên cơ thể, khiến vết thương khó lành và làm suy giảm miễn dịch.


Đường huyết cao có nguy hiểm không? Bình thường, mức đường huyết luôn nằm trong một khoảng giới hạn nhất định để đảm bảo nhu cầu năng lượng của các tế bào trong cơ thể, khi vượt quá ngưỡng giá trị này được gọi là đường huyết cao.
Chỉ số đường huyết với người bình thường
Đường huyết ở người bình thường khi đói (nhịn ăn trên 8h) dao động trong khoảng từ 4.0-5.9 mmol/l (72-108mg/dL) và dưới 7.8mmol/l (140mg/dL) sau khi ăn 2h. Đường huyết được xem là cao nếu kết quả đo được lớn hơn các giá trị này, khi đó bạn sẽ được chẩn đoán mắc tiền tiểu đường hoặc bệnh tiểu đường.
Chỉ số đường huyết với người bệnh tiểu đường

Đối với những người bệnh tiểu đường, ngưỡng đường huyết an toàn có thể khác nhau ở mỗi loại type 1 hay type 2,. Dưới đây là bảng chỉ số đường huyết mục tiêu theo từng thời điểm.
Trên thực tế, mỗi một người bệnh sẽ có giá trị đường huyết mục tiêu khác nhau. Giá trị này sẽ được xác định bởi bác sĩ thông qua quá trình theo dõi và điều trị .
Đặc biệt với những người bị bệnh tiểu đường lâu năm, cơ thể thường đã quen với mức đường huyết luôn ở ngưỡng cao, nếu cứ cố gắng điều trị để đưa về giá trị bình thường lại có thể gây ra tình trạng hạ đường huyết, bởi cơ thể khó có thể thích nghi ngay được.
Đường huyết cao có nguy hiểm không?

Lượng đường trong máu cao có nguy hiểm không khi không được phát hiện? Đây là tình trạng đặc biệt nguy hiểm có thể đe dọa trực tiếp tới tính mạng nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời. Có những biến chứng nguy hiểm như:
Tổn thương tim, mắc các bệnh về tim: Lượng đường trong máu cao có thể gây mắc bệnh xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim,…
Tổn thương thận: Đường huyết cao khiến các mạch máu trong thận bị thu hẹp lại gây tắc nghẽn, suy giảm chức năng của thận, viêm đường tiết niệu, gây suy thận.
Tổn thương hệ thần kinh: Lượng đường trong máu cao trong khoảng thời gian dài có thể làm tổn thương mạch máu, làm giảm, thậm chí tê liệt hoạt động cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho hệ thần kinh.
Tổn thương mắt: Đường huyết tăng cao khiến hệ thống mao mạch ở mắt tổn thương gây mờ mắt, mù lòa
Ngoài ra, đường huyết cao còn gây nhiễm trùng trên nhiều bộ phận trên cơ thể, vết thương khó lành do suy giảm miễn dịch.
Lượng đường trong máu tăng cao đột ngột thường ít khi xảy ra, tuy nhiên nếu lượng đường huyết tăng quá nhanh có thể gây ra các biến chứng cấp tính nguy hiểm cho người bệnh như: Nhiễm toan ceton, gây hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu. nếu không phát hiện và kịp thời điều trị, người bệnh có thể tử vong.
Triệu chứng khi đường máu cao
Khi lượng đường huyết trong máu cao, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng phổ biến như sau:
- Mắt mờ
- Đau đầu, cơ thể mệt mỏi không rõ nguyên nhân
- Thường xuyên đi tiểu, tiểu nhiều về đêm
- Tê bì chân tay, cảm giác bứt bên trong các bắp thịt
- Hay đói, khát nước
- Vết thương chậm lành
- Da dễ bị nhiễm trùng, ngứa ngáy, viêm loét.
Nếu bỗng dưng xuất hiện các triệu chứng đột ngột dưới đây, cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế gần nhất để tránh gây nguy hiểm tới tính mạng:
- Đường huyết tăng đột ngột sau ăn trên 10 mmol/l – tương đương 180 mg/dl
- Khó thở, tim đập nhanh, mạnh
- Mắt mờ đột ngột
- Đau bụng, buồn nôn, nôn
- Sốt cao
- Khát nước mặc dù uống rất nhiều
- Da khô, khô miệng
- Kiệt sức
Phòng ngừa nguy cơ tăng đường máu đột ngột
- Ngủ đủ giấc
- Chế độ ăn uống khoa học
Người bị tiểu đường nên hạn chế đường, tinh bột, kiêng ăn bánh kẹo, nước ngọt, bánh mì trắng,…
Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày thay vì ăn 3 bữa chính. Ăn thành nhiều bữa nhỏ sẽ giúp lượng đường trong máu không bị hạ xuống quá thấp giữa các bữa ăn hoặc nguy cơ bị tăng lên quá nhiều sau khi ăn.
Nên ăn nhiều các loại rau củ giàu chất xơ hòa tan như các loại rau nhiều chất nhớt như rau đay, mồng tơi, đậu bắp,…
- Kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên

Thực hiện đo đường huyết và ghi chép lại mỗi ngày hoặc mỗi tuần bao gồm: Đo đường huyết buổi sáng sớm, chưa ăn, lúc sau ăn 2 giờ và đo đường huyết buổi tối trước khi đi ngủ.
- Tập thể dục thường xuyên
Thói quen tập thể dục thường xuyên sẽ giúp duy trì cân nặng hợp lý, từ đó giúp kiểm soát đường trong máu tốt hơn, giảm nguy cơ bệnh tiểu đường chuyển biến xấu.
- Tránh căng thẳng đầu óc
Đầu có căng thẳng, stress kéo dài là nguyên nhân hàng đầu gây đường huyết tăng cao. Vì vậy để thoải mái tư tưởng có thể tập yoga, ngồi thiền.
Hy vọng với bài viết đường huyết cao có nguy hiểm không giúp được mọi người hiểu hơn về đường huyết cao để theo dõi và thay đổi chế độ ăn uống.
Xem Thêm: